Bảo dưỡng ô tô định kỳ là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của xe.
Còn bảo dưỡng ô tô định kỳ là khuyến cáo của các chuyên gia, nhà sản xuất đến khách hàng. Nhằm duy trì tình trạng ổn định của xe. Tại một số hãng xe, bảo dưỡng định kỳ là 1 trong những điều ràng buộc để ô tô được bảo hành khi hư hại.

Bảo dưỡng định kỳ nhằm giúp xế cưng của bạn luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, ô tô phải được kiểm tra, điều chỉnh và thay thế một số phụ tùng theo một chu kỳ nhất định (theo quãng đường chạy hoặc theo thời gian sử dụng, tùy theo điều kiện nào đến trước).
Các hãng xe hiện nay cũng có những quy định rất cụ thể về chi phí bảo dưỡng định kỳ mà chủ xe phải chi trả. Thông thường các cấp bảo dưỡng được chia ra thành 3 cấp: Nhỏ, trung bình và lớn. Đi kèm là các mức chi phí thay đổi theo các cấp bảo dưỡng.

Ô tô cần được kiểm tra, thay thế định kỳ nhiều hạng mục để bảo đảm sự ổn định khi vận hành cũng như tăng tuổi thọ của phương tiện. Dưới đây là những cột mốc đáng chú ý trong việc bảo dưỡng xe:
1.000 Km đầu tiên
Kể từ lúc lăn bánh khỏi showroom đến khi đồng hồ odo chạm mốc 1.000 km là quãng đường xe hơi chạy rô-đai. Điều này nhằm loại bỏ các mạt kim loại nhỏ sinh ra trong quá trình rô-đai, giảm mài mòn cho các chi tiết bên trong động cơ và tăng tuổi thọ cho xe.
5.000 Km
Ở xe Toyota hay Hyundai, các mốc định kỳ như 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km… được gọi là bảo dưỡng nhỏ hay bảo dưỡng cấp 1. Ngoài việc thay mới dầu động cơ, ở mốc 5.000 km ô tô cần được làm vệ sinh lọc gió động cơ và bộ lọc của hệ thống điều hòa.
Những hạng mục được khuyến cáo kiểm tra khác còn có nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh, dầu hộp số, tình trạng ắc-quy… tránh tình trạng thiếu hụt.
Tương tự 10.000 Km, 20.000 Km, 40.000 Km và 100.000 Km
Tương tự khi xe chạy đến những cột mốc trên, các hãng thường khuyến cáo chúng ta đem xe đi bảo dưỡng nhằm bảo đảm xe được vận hành tốt nhất đồng thời gia tăng tuổi thọ của xe.