Với những tài xế lâu năm chắc hẳn đã quen thuộc với hệ thống phanh ABS, nhưng nhiều người vẫn còn đang rất mơ hồ về tên gọi và tác dụng an toàn của nó trên xe ô tô.
Bài viết này sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ hệ thống phanh ABS là gì, cấu tạo, cách hoạt động và những lưu ý an toàn khi sử dụng ABS.
Hệ thống phanh ABS là gì?

ABS được viết tắt của từ Anti-lock Brake System, nghĩa là chống bó cứng phanh. Nó được xem là thiết bị không thể thiếu trên tất cả các dòng xe ô tô và mô tô hiện đại, khi có nó tài xế sẽ được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều.
Công dụng của hệ thống phanh ABS?

Nhiệm vụ của hệ thống này làm cho phanh xe không bị bó cứng khi thắng gấp một cách bất ngờ, giúp cho bạn luôn giữ vững tay lái và không bị trượt bánh xe trên những đoạn đường trơn trượt.
Các bộ phận cấu tạo nên hệ thống phanh ABS

Để hình thành nên một hệ thống phanh ABS hoàn chỉnh cần phải có các bộ phận như: Bộ cảm biến tốc độ, bộ điều khiển ECU, hệ thống van điều chỉnh và bơm thủy lực.
Bộ cảm biến tốc độ: Tùy thuộc vào các trường hợp, bộ cảm biến ABS sẽ được lắp đặt ở bộ vi sai hoặc trên bánh xe. Với nhiệm vụ phát hiện kịp thời tình trạng bánh xe có bị co cứng trong khi di chuyển hay không.

Bộ điều khiển ECU: Đây được xem là bộ điều khiển trung tâm của hệ thống phanh, là nơi tiếp nhận tín hiệu cảm biến sau đó điều khiển kích hoạt các bộ phận còn lại tác động lên phanh, đảm bảo an toàn nếu gặp sự cố nguy hiểm.
Bơm thủy lực hệ: Giữ vai trò trong việc bơi hay xả để điều chỉnh áp lực trực tiếp lên bánh xe thông hệ thống phanh thủy lực ABS.

Van điều chỉnh: Để kiểm soát má phanh trên các bánh xe, van điều chỉnh sẽ nằm ở 3 vị trí cơ bản là Van mở (khi tài xế nhấn phanh thì van mở có tác dụng tạo áp lực tương đương lực nhấn phanh lên bánh xe. Khi bạn nhấn càng mạnh thì phanh sẽ càng gấp), Van khóa (làm gia tăng thêm áp lực phanh thông qua bàn đạp lên bánh xe) và Van nhả (ngược lại với van mở, với nhiệm vụ giảm áp lực phanh từ bàn đạp lên bánh xe).
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
Trong trường hợp bạn điều khiển xe và phanh bất ngờ, dầu thắng sẽ đi qua bộ điều khiển thủy lực làm gia tăng áp suất rồi đi đến hệ thống phanh trên các bánh xe.

Đầu tiên bộ điều khiển ECU sẽ tiếp nhận tín hiệu của cảm biến tốc độ. Một khi phát hiện ra bánh xe nào bị bó cứng thì ECU sẽ điều chỉnh tự động đóng van để ngăn cho dầu đi vào và sẽ mở van lại khi cần thiết. Việc này giúp cho các bánh xe vẫn sẽ lăn trong khi đang phanh, tránh tình trạng bánh xe bó cứng dẫn tới trượt xe.
Hệ thống ABS chỉ hoạt động khi xe di chuyển ở khoảng 20 km/h trở lên, còn nếu dưới 20 km/h thì ABS sẽ không hoạt động.

Trong trường hợp hệ thống phanh ABS gặp vấn đề thì đèn trên đồng hồ sẽ báo. Lúc này bạn vẫn có thể sử dụng phanh tiêu chuẩn nhưng sẽ không được chống bó cứng phanh.
Nếu hệ thống phanh ABS gặp vấn đề thì sẽ báo đèn trên đồng hồ ABS, lúc này xe vẫn có thể sử dụng thắng tiêu chuẩn nhưng không đảm bảo được hiệu quả chống bó cứng phanh.
Phanh ABS hoạt động phụ thuộc chính vào dầu thắng, nên cần đảm bảo dầu thắng luôn pahir đầy đủ để hoạt động tốt nhất.