Năm 1986, tạp chí Carboy tạo ra giải đua Drift xe đầu tiên dựa trên số lượng tay đua ngày càng tăng, kéo theo một lượng không nhỏ fans hâm mộ thể loại này.
Drift xe là gì?
Drifting là một kỹ thuật lái xe khi tài xế cố ý rẽ gấp, làm mất lực kéo, đồng thời duy trì kiểm soát và lái xe qua toàn bộ một góc cua. Kỹ thuật này làm cho góc trượt sau vượt quá góc trượt trước đến mức mà các bánh trước thường hướng ngược chiều với hướng rẽ (ví dụ: Nếu xe đang rẽ trái, bánh xe hướng sang phải và ngược lại, còn được gọi là đánh lái nghịch hay đánh lái ngược).

Kiểu Drift truyền thống là tác động vào bộ ly hợp (Clutch Kick Drift): Tiến đến đoạn cua, người lái đạp côn, tăng tốc vòng quay động cơ và giảm số. Sau đó nhả chân côn, tạo ra sự gia tăng đột ngột về sức kéo làm cho bánh sau mất độ bám. Đây là kỹ thuật drift cơ bản.
Không nên nhầm lẫn kiểu drift này với kỹ thuật drift cổ điển được thiết lập tại Grand Prix và đua xe thể thao.
Nơi bắt nguồn kỹ thuật Drift xe?
“Kunimitsu Takahashi” là tên người đã sáng tạo ra những kỹ thuật drift đầu tiên vào những năm 70 và kể từ lúc này trở về sau các giải đua xe du lịch ở Nhật đã bắt đầu sử dụng phổ biến kỹ thuật drift này.
Không phải đơn giản mà ông “Kunimitsu Takahashi” bước lên vị trí vô địch trong một số giải đua này và chiếm được thiện cảm của những người yêu motosport, thực chất ông đã sử dụng kỹ thuật drift xe này để băng qua điểm mà chiếc xe gần nhất so với lề trong của góc cua (còn được gọi là apex) với tốc độ cao sau đó drift qua góc cua.

Kể từ đó Drift xe trở thành một môn thể thao đúng nghĩa và lan rộng sang các nước châu Âu và châu Mỹ.
Drift xe còn trở nên phổ biến hơn khi series phim hành động tốc độ nổi tiếng The Fast and the Furious: Tokyo Drift ra mắt phần 3 vào năm 2006.
Trong bộ phim này các bạn có thể thấy được cảnh người lái xe điều khiển chiếc xe của họ trượt qua 1 khúc cua hẹp đến mức chỉ vừa đủ chiều dài của 1 chiếc xe, một drifter chuyên nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe khi lốp xe đang trượt chứ không còn lăn trên đường nữa.

Tiếp theo, năm 1988, cùng với Daijiro Inada – người sáng lập tạp chí Video Option đã phê chuẩn Giải đua xe Drift mở rộng lần hai, là nền móng hình thành D1 Grand Prix – Giải đua Drift hàng đầu của Nhật Bản.
Ikaten bắt đầu chế tạo các trình điều khiển xe tốt hơn, còn Inada quyết định rằng cần thay mới hoàn toàn để phục vụ cho giải đua. Năm 2000, Giải đua Drift Nhật Bản (All Japan Drifting Championship) được phê chuẩn. Tham gia có Keiichi Tsuchiya và Manabu Orio với tư cách là giám khảo.
Vòng đầu tiên diễn ra vào tháng 10/2001 tại đường đua Ebisu, sau đó được xem là ‘thiên đường’ cho những fans hâm mô Drift khắp thế giới. Giải đua này được đổi tên thành D1 Grand Prix và giữ nguyên cho đến nay.

Luật thi đấu vô cùng đơn giản. Trong các vòng đầu, các tay đua sẽ được đánh giá cá nhân với tiêu chí chạy áp sát. Ở vòng 2, một thể thức mới được thêm vào gọi là Tsuisou Runs. Hai tay đua sẽ hoàn thành phần thi chỉ khi họ hoàn thành drifting và racing cùng một cách. Ban giám khảo xác định người thắng khi tay đua chính có thể tạo khoảng cách với đối thủ theo sau mình.
Nếu người theo sau thu hẹp khoảng cách đua, anh ta được đánh giá là người chiến thắng. Ở giải đua, các tay đua được phép thực hiện chạy nối đuôi nhau (Tandem runs) 10 lần. Năm 2002 giảm xuống còn 8 lần, và tăng lên 12 lần ở vòng hai. Sau đó, Round Four đưa con số 16 thành tiêu chuẩn và duy trì như vậy kể từ đó.
Từ xứ “mặt trời mọc” đến “khuấy đảo” hàng loạt trường đua F1
Drifting đã trải qua một quãng đường dài để phổ biến với người hâm mộ F1 toàn cầu. Tại Mỹ, có hẳn một bộ Công thức Formular Drift – là cơ sở cho các giải đua Drift. Kết hợp với Bộ quy tắc từ CLB xe thể thao của Mỹ (SCCA), Formula Drift đã tạo ra một loạt quy tắc nghiêm ngặt và chuyên nghiệp, độc nhất ở Mỹ. Thậm chí, Road Atlanta – đường đua F1 nổi tiếng với phức hợp những khúc cua móng ngựa gay cấn chỉ dành riêng cho Drifting.
Được biết, giải đấu đầu tiên tại Irwindale, C.A, Mỹ (2002) ghi nhận số người xem kỷ lục là 10.000 người, và tăng lên 15.000 vào năm tiếp theo. Năm 2005, Rhys Millen trở thành quán quân D1 đầu tiên không phải người Nhật Bản, cho thấy sức hấp dẫn của môn thể thao này lớn thế nào.

Đối với nhiều người, Drifting như một bộ môn vượt thời gian và dễ dàng phổ cập. Ông hoàng Drift Tsuchiya từng chia sẻ: “Mọi người không cần cảm thấy thích thú về xe để hiểu, Drifting có thể hiểu dễ dàng. Nó tạo ra những góc cua khét lửa, giống như trượt băng bằng ô tô vậy.”
Tựu chung lại, Drifting giống như một bộ môn nghệ thuật mạo hiểm đầy nghẹt thở, trong đó, những tay đua không khác gì một người chiến binh hoang dại. Với sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn, Drifting sẽ còn tiến xa trong giới đua xe và được nhiều tay đua khao khát chinh phục.