Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng ở các địa phương trong cả nước. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần.Lễ hội truyền thống giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở nước ta thường diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Nhiều lễ hội lớn được tổ chức trong năm như lễ hội mùa xuân Tết Nguyên đán, Lễ Vu Lan và Tết Trung thu. Một số lễ hội lớn có ý nghĩa về nguồn gốc cội nguồn dân tộc được Nhà nước và Nhân dân cả nước quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ Giáng Sinh, Hội Phật Tích., Hội Gióng, Hội Phủ Dày; Lễ hội Yên Tử, lễ hội Bà Chúa Xứ…
Lễ hội Đền Hùng tỉnh Phú Thọ |
Lễ hội thường gắn với sự tích, truyền thống xây dựng đất nước tưởng nhớ tổ tiên, các anh hùng có công dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa, tôn giáo của các dân tộc và vùng miền, như các lễ hội : Đền Hùng; Hội phật tích; Đền Gióng; Đền Trần; Phủ Dày; Đền Kiếp Bạc; lễ hội Đức Thánh Trần; Tháp Bà-Ponagar; Bà Chúa Xứ; Lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay … Có lễ hội mang dấu ấn của miền đất lịch sử gắn với những chiến công của dân tộc như lễ hội Bạch Đằng-Quảng Yên (Quảng Ninh) gắn liền với Bạch Đằng giang, con sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống, năm 1288 Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo thủy binh Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi nước Nam. Lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa (Hà Nội) tưởng nhớ vua Quang Trung và đại quân Tây Sơn tiêu diệt 29 vạn quân Thanh diễn ra vào sáng 5 tết kỉ dậu (1789)…
Cũng có lễ hội mang màu sắc văn hóa thể thao như Hội chọi Trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Hội đua bò Bảy Núi (An Giang); Lễ hội nhảy lửa (Hà Giang)… Lại có lễ hội mở đầu cho một phong trào sản xuất như Hội tịch điền Đọi Sơn ( Hà Nam); Lễ hội trồng cây đầu Xuân trong cả nước; Lễ hội Cầu ngư (Khánh Hòa); Lễ hội Lồng Tông của người Tày (Tuyên Quang)… Có những lễ hội thuộc lĩnh vực tâm linh, thắng cảnh như Lễ Hội chùa Hương, Lễ Hội Yên Tử, Lễ Hội Phật Tích, Hội Lim, Hội chùa Bái Đính; Hội núi Bà Đen…
Các lễ hội truyền thống vùng miền, tổ chức theo các thời gian khác nhau, trước đây chỉ đơn thuần mang tính chất lễ hội, nhưng hiện nay theo thời cuộc đổi mới và hội nhập những lễ hội truyền thống này kéo theo xu thế du lịch của du khách trong nước và quốc tế. Khi lễ hội truyền thống được gắn với du lịch, không chỉ phong tục tập quán truyền thống được giới thiệu ở địa phương mà còn mở rộng tới nhiều địa phương, nhiều vùng lãnh thổ theo du khách du lịch. Những năm gần đây xu hướng du lịch tham gia những lễ hội truyền thống nổi tiếng trong nước ngoài ra còn có những lễ hội được du nhập từ nước ngoài và du lịch theo mùa lễ hội thiên nhiên mà mỗi vùng quê tạo ra một lễ hội mang sắc thái riêng, cuốn hút được khách du lịch, như lễ hội các mùa hoa. Ở Tây Bắc có lễ hội Hoa Ban, Hà Giang lễ hội Hoa Tam Giác Mạch, Quảng Ninh có Hội hoa Sở, Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội hoa Anh Đào Việt Nam, tương lai tỉnh Sơn La cũng sẽ có lễ hội hoa mang màu sắc riêng là hoa mơ, hoa mận…
Hoa Tam giacs mạch ở thungb lũng hoa cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) |
Xu thế du lịch khách trong nước và Việt Nam còn thích khám phá những lễ hội ở những vùng có phong cảnh thiên nhiên đẹp như như Lễ hội Carnaval Hạ Long; Hội Yên Tử (Quảng Ninh). Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); Lễ hội Mời Mẹ Trăng, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc (Cao bằng); Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà (Yên Bái). Lễ hội đền Trần, Hội phủ Dày, Hội chùa keo Hành Thiện (Nam Định) . Lễ Hội chùa Bái Đính, Tràng An, Hội truyền thống Cố Đô Hoa Lư, lễ hội Giáng sinh tại Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình). Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Bà Triệu, Hội Làng cổ Đông Sơn (Thanh Hóa). Hội đền Cờn, Hội làng Quỳnh Đôi, Hội đền Cuông, Hội Làng Sen (Nghệ An).Lễ hội Chùa Hương Tích (Hà Tĩnh). Lễ hội Yến Sào (Khánh Hòa), Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát; Lễ hội bắn pháo hoa ( Đà Nẵng); Lễ hội Đèo Nhông, Lễ hội Đô thị cổ nước mặn (Bình Định).Lễ Hội Dừa (Bến Tre) Lễ hội đua thuyền, Lễ hội Dinh Cậu (Kiên Giang- Phú Quốc) Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, Hội Hoa đăng (Cần Thơ)…
Thác Bản Giốc thắng cảnh du lịch của tỉnh Cao Bằng |
Xu thế lễ hội và du lịch, sẽ mở cánh cửa mới cho ngành kinh tế du lịch phát triển, vừa giới thiệu được truyền thống bản sắc văn hóa, lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên của các địa phương trong cả nước đến du khách trong nước và quốc tế.