Telehealth của Viettel đã tạo ra nhiều thành tựu đáng nhớ trong năm 2020. Và họ đã được vinh danh cho hạng mục Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Tốt Nhất Năm.
Giải Pháp Chăm Sóc Sức Khỏe Tốt Nhất không chỉ hướng tới các giải pháp chữa bệnh từ xa. Trên tất cả, hạng mục này hướng tới cả những cống hiến cho cộng đồng của từng giải pháp. Xét trên tiêu chí này, Viettel có lẽ đã phần nào tỏ ra vượt trội so với các đối thủ.
Dù chỉ là một tân binh của mạng lưới telemedicine, Telehealth đang thực hiện một sứ mệnh rất to lớn. Sản phẩm của Viettel hướng tới việc tạo ra một mạng lưới telemedicine và telehealth lớn nhất cả nước. Sứ mệnh lớn của Viettel có lẽ sẽ sớm được hoàn thành trong tương lai. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống của Telehealth.
Điều hành ca mổ tim bằng sóng 3G và 4G
Mổ tim là một nhiệm vụ sinh tử. Và tất nhiên, để điều hành ca mổ kiểu này cần một đội ngũ y bác sĩ thạo nghề. Thế nhưng, Viettel đã tin tưởng dùng hệ thống Telehealth và giao phó công tác điều phối ca mổ cho hệ thống này.
Các bác sĩ của bệnh viện Việt-Đức đã ứng dụng sóng 3G và phần mềm Telehealth để điều hành một ca mổ tim ở tận … Quảng Ninh. Giải pháp mà Viettel mang lại không đơn thuần là khám chữa bệnh từ xa. Khác với eDoctor và Teledoc, Viettel giúp cho các bác sĩ từ tuyến trên có thể trao đổi với các bác sĩ tuyến dưới dễ dàng. Từ đó giúp cho người bệnh yên tâm chữa bệnh ở tuyến dưới mà không lo tới các rủi ro y tế.
Khi áp lực cho bệnh viện tuyến đầu được giảm xuống, bác sĩ tuyến dưới sẽ có cơ hội được làm nghề. Điều đó gián tiếp sẽ giúp cân bằng trình độ y học của 64 tỉnh thành Việt Nam. Từ Mường Nhé tới Cô Tô, Telehealth đều đã có mặt và giúp cho các bác sĩ tuyến trên giảm tải áp lực đáng kể.
Chưa hết, Telehealth còn có thể giúp Việt Nam liên kết với các nền y tế tân tiến hơn và từ đó nâng cấp chính trình độ y học của nước nhà.
Ứng dụng AI và các cống hiến cho cộng đồng của Telehealth
AI là công nghệ giúp cho Telehealth vận hành trơn tru và cũng là công cụ để các thao tác trên nền tảng này diễn ra. Chính nhờ AI, Telehealth sẽ chẩn đoán được bệnh chính xác hơn và tránh các sai xót không đáng có.
Ngoài ra, Viettel còn ứng dụng công nghệ 3D trong mổ nội soi, công nghệ mổ phỏng giải phẫu học, công nghệ điều hướng phẫu thuật, chuỗi blockchain ghi nhận hồ sơ bệnh án, và nhiều ứng dụng khác.
Viettel cũng đã liên kết được tới hơn 1.100 bệnh viện và hỗ trợ nhiều cơ sở y tế bị xuống cấp về mặt vật tư y tế.
Hành động nhân văn của Viettel cũng gián tiếp giúp nhiều bệnh viện được đầu tư sau thời gian dài bị lãng quên. Các bệnh nhân cũng đã ưu tiên các bệnh viện tuyến dưới có liên kết Telehealth nhiều hơn giúp cho các khu vực tuyến trên “thoát” cảnh quá tải. Ngay cả trong mùa dịch COVID-19 khó khăn, các thao tác kết nối bệnh viện vẫn được Viettel triển khai. Như đã trình bày ở trên, ngay cả bệnh viện ở các vùng Mường Nhé hay Cô Tô cũng đã được Telehealth kết nối tới.
Hỗ trợ Bộ Y Tế xây dựng app chống Fake News
Telehealth tóm lại là một hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe từ xa của Viettel. Giải pháp giúp cho các bệnh nhân có thể được chẩn đoán từ xa, và ngoài ra là có thể yên tâm khám chữa bệnh ở tuyến dưới mà vẫn được thụ hưởng tay nghề y học của bác sĩ tuyến trên dễ dàng.
Tuy nhiên, sứ mệnh của Telehealth chưa dừng ở đó. Viettel đã dùng nền tảng này kết hợp với Bộ Y Tế và cho ra đời ứng dụng Sức Khỏe Việt Nam. Đây là hệ thống thông tin chính thức của Bộ Y Tế, tránh việc người dân bị nhiễu loạn Fake News. Có thể nói, nhiệm vụ mà Telehealth đã hoàn thành cũng như đang gánh vác thật sự to lớn. Thật dễ hiểu khi cuối cùng, họ được vinh danh bởi TechTimes.