Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control) và cân bằng điện tử (Stability Control) là 2 tính năng nâng cao trải nghiệm lái xe lẫn độ an toàn của người dùng.
Nhìn chung thì cân bằng điện tử (Stability Control – SC hay Electronic Stability Control – ESC) cũng là 1 dạng của hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control – TC) nhưng chúng lại được lập trình trên chip máy tính và sử dụng bộ xử lý mạnh hơn cùng nhiều cảm biến điện tử hơn.

Tuy nhiên, chống bó cứng phanh (Anti-lock Brake System – ABS) đã ra đời trước 2 hệ thống trên và đã xuất hiện đầu tiên trên chiếc xe Imperial 1971. Ngay sau đó, Buick Riviera đã giới thiệu MaxTrac – hệ thống kiểm soát lực kéo TC nguyên thủy thì không sử dụng phanh.

Tiếp theo thì cân bằng điện tử SC lần đầu đã ra mắt trên mẫu xe Mitsubishi Diamante 1990 ở thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên thì mẫu xe đầu tiên tại Mỹ có hệ thống tương tự là Mercedes-Benz S600 1995 Coupe.
Hệ thống phanh chống bó cứng ABS là gì? (Anti-lock Brake System – ABS)
ABS được viết tắt của từ Anti-lock Brake System, nghĩa là chống bó cứng phanh. Nó được xem là thiết bị không thể thiếu trên tất cả các dòng xe ô tô và mô tô hiện đại, khi có nó tài xế sẽ được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều.

Nhiệm vụ của hệ thống này làm cho phanh xe không bị bó cứng khi thắng gấp một cách bất ngờ, giúp cho bạn luôn giữ vững tay lái và không bị trượt bánh xe trên những đoạn đường trơn trượt.
Để hình thành nên một hệ thống phanh ABS hoàn chỉnh cần phải có các bộ phận như: Bộ cảm biến tốc độ, bộ điều khiển ECU, hệ thống van điều chỉnh và bơm thủy lực.
Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì? (Traction Control – TC)
Tính năng an toàn chủ động này được thiết kế để nhằm cho phép các phương tiện vận dụng tối ưu nhất độ bám đường trên bất kỳ bề mặt nào bằng cách đánh giá tình trạng trượt của bánh xe.

Sau đó, khi mà hệ thống sẽ kiểm soát bánh bằng cách sử dụng hệ thống thủy lực của bộ chống bó cứng để áp dụng lực phanh hoặc điều khiển bướm ga nhiên liệu của động cơ để giảm sức mạnh và làm chậm bánh xe bị quay.
Được biết, thì chức năng kiểm soát lực kéo có thể được người dùng tắt đi tạm thời thông qua nút ấn hiện diện trên xe. Từ đó, các nút ấn kể trên đánh dấu bằng các ký hiệu như TC, TCL hoặc bằng biểu tượng hình chiếc xe phía trên hai vệt hình chữ S ngược.
Hệ thống cân bằng điện tử là gì? (Stability Control – SC hay Electronic Stability Control – ESC)
Các hệ thống cân bằng điện tử ESC (còn gọi là SC) hiện đại sẽ tận dụng hết tất cả các phần cứng cần thiết của hệ thống kiểm soát lực kéo, phanh ABS cùng một số cảm biến mới. Thông thường thì tổ hợp cảm biến vị trí tay lái sẽ đi kèm với cảm biến phanh và chân ga sẽ cung cấp dữ liệu, thông báo cho hệ thống về đường đi mong muốn và tốc độ dự định của người lái.

Một cảm biến khác có thể đánh giá mức độ xe quay và trượt khỏi trục thẳng đứng (trường hợp xe bị trượt). Bên cạnh đó, thì mô-đun gia tốc sẽ phát hiện cả gia tốc ngang và gia tốc dọc cũng như độ dốc của đường đi mà xe phải vượt qua.

Sau đó, khi mà bộ vi xử lý sẽ so sánh chuyển động thực tế của xe với dự định của người lái. Nếu chúng không khớp nhau, hệ thống này sẽ áp dụng phanh từng bánh xe riêng lẻ (cũng như điều khiển động cơ nếu cần thiết) để đưa đường đi của xe sao cho phù hợp với ý định của người lái.
Được biết, thì hệ thống cân bằng điện tử đã trở thành trang bị bắt buộc tại Mỹ vào những năm 2012 nên tất cả mẫu xe mới đều được trang bị bộ 3 hệ thống hỗ trợ người lái hiện đại gồm ABS, kiểm soát được lực kéo và cân bằng điện tử.
Hệ thống ABS, TC và ESC phối hợp và làm việc cùng nhau như thế nào?
Các hệ thống này cũng luôn được tích hợp hoàn toàn trên xe và bộ 3 ABS, TC va ESC sẽ phối hợp làm việc với nhau. Từ đó, khối van thủy lực của hệ thống ABS sẽ cho phép điều chỉnh tốc độ bánh xe cần thiết để hạn chế trượt bánh. Nhờ đó mà bộ kiểm soát lực kéo và hệ thống cân bằng điện tử có thể điều chỉnh đường đi của xe.

Tuy nhiên với một số phương tiện cho phép người lái vô hiệu hóa tạm thời và có thể kích hoạt lại hệ thống khi cần thiết. Thường thì các nút tắt kiểm soát lực kéo dễ dàng nhận thấy trên xe. Trong khi đó, tính năng này tắt điều khiển cân bằng điện tử (nếu được trang bị) khó nhận ra hơn và thường được tích hợp và menu màn hình thông tin giải trí.
Có nên tắt hệ thống kiểm soát lực kéo?

Tuy cực kỳ tiện dụng nhưng đôi lúc người dung cũng phải tắt chế độ này để tận dụng hết tiềm lực của phương tiện đang dùng. Điển hình, nếu như tay lái đang vận hành xe không có chế độ off-road và bị kẹt nhẹ trong cát thì hãy tắt tính năng kiểm soát lực kéo TC. Khi đó, thì các bánh xe có thể tự do luân chuyển hết lực, bám đường và đẩy phần cát tốt hơn để thoát khỏi vũng lầy.
Khi nào thì nên tắt hệ thống cân bằng điện tử?
Các tay đua hoặc những người lái xe hiệu suất cao trong lúc chạy vài vòng tại trường đua có thể nhận thấy việc tắt tính năng cân bằng điện tử đã có phần cường hóa trải nghiệm lái tại vận tốc cao.

Ngoại trừ trường hợp đó, người lái xe cũng không nên tắt tính năng cân bằng điện tử trên đường công cộng. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất thường hay cố tình ẩn nút tắt tính năng này để không ai vô tình rơi vào thế mất cân bằng.