La Dalat là mẫu xe giá rẻ do hãng xe hơi Citroen thông qua công ty con là Công ty xe hơi Sài Gòn sản xuất trong giai đoạn 1970- 1975.
La Dalat được hãng Citroen của Pháp thiết kế và nắm bản quyền chế tạo vào năm 1969 và bán ra thị trường vào năm 1970. Tỷ lệ các bộ phận nội địa hóa của La Dalat đạt 25%, đến năm 1975 đạt 40%, cũng là năm hãng Citroen đóng cửa nhà máy tại Việt Nam và chấm dứt sản xuất dòng xe này.
La Dalat được chủ yếu là người Việt chỉ được thuê làm công nhân lắp ráp, chỉ vì tận dụng nguồn nhân công rẻ và chi phí nguyên vật liệu thấp.
Nhưng do xe La Dalat được Citroen có nhà máy đặt tại Sài Gòn lắp ráp, một số bộ phận đơn giản của xe như đèn chiếu sáng, kèn, ghế nệm được nội địa hóa (tỷ lệ đạt từ 25 đến 40%), nên cũng từ đó mà không ít người dân tại Việt Nam nói riêng vẫn coi La Dalat là xe hơi “Made in Vietnam”.
Còn những bộ phận chính như động cơ, hệ thống truyền động, tay lái, hệ thống treo, phanh xe , bộ nhúng… thì lại phải được nhập từ Pháp về.
Với mục đích thiết kế nhắm tới những khách hàng bình dân tại các nước có nền kinh tế khó khăn thời bấy giờ, La Dalat có nhiều bộ phận được chế tạo thủ công, kiểu dáng xe thô kệch và kém về tính thẩm mỹ, bù lại xe có giá thành rẻ, ít tốn xăng, dễ sửa chữa và thay thế phụ tùng.
Cụ thể hơn một chút, vào năm 1936, từ sau Đệ II Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân Pháp tại xứ thuộc địa, hãng Citroen mở ra cơ sở sản xuất ở Đông Dương, trụ sở đặt tại Việt Nam, ngay góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ (nay là khách sạn Rex) ở Sài Gòn với tiêu chí “Bền, Rẻ, Dễ bảo trì và Sửa chữa”.
Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, cơ sở này được dời đi và đổi tên thành Công ty xe hơi Citroen, sau là Công ty xe hơi Sài Gòn.
Ước tính từ năm 1970 cho đến 1975, hãng xe Citroen đã sản xuất hơn 5.000 chiếc La Dalat, tức là khoảng 1.000 chiếc mỗi năm. Dù số lượng sản xuất khá nhỏ (năm 1970, riêng Nhật Bản đã sản xuất 4,1 triệu ô tô các loại), nhưng Citroen vẫn thấy La Dalat là một thiết kế phù hợp với thị trường những nước có nền kinh tế khó khăn.
Tiền thân của La Dalat là chiếc Citroen Méhari, trong khi tiền thân của Méhari là Citroen 2CV “huyền thoại”. Nếu đem so với những chiếc xe nổi tiếng cùng thời về số lượng bán ra trên toàn cầu như Ford T hay Volkswagen Bettle, Citroen 2CV vẫn không thua kém, và được xem là “át chủ bài” Pháp thời hậu chiến…
Theo các tài liệu còn lưu lại, La Dalat gọn nhẹ với chiều dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét, và nặng khoảng nửa tấn tùy loại (loại 4 chỗ hay 2 chỗ phía trước và phía sau chở hàng).
La Dalat sở hữu khối động cơ xăng 2 xy-lanh của Citroen AMI 6, sản sinh công suất tối đa đâu đó 31 mã lực, có dung tích 602 phân khối. Hộp số 4 tới và 1 lùi, dẫn động cầu trước. Xe sử dụng chế hòa khí của Solex.